SÀI GÒN NICE
www.saigonnice.com
Chuyên trang sài gòn nice
Có câu nói nổi tiếng rằng "sách là kho báu của nhân loại". Chúng ta phát triển được là 3 yếu tố chính
Một là những người chúng ta giao tiếp thường xuyên
Hai là những gì chúng ta học
Ba là những quyển sách chúng ta đọc.
Vậy tìm thầy để học, chọn bạn để chơi và chọn sách để đọc là quan trọng biết bao. Trong các loại sách thì có quyển sách cao quý nhất đó chính là Tâm của chúng ta. Tâm cũng là thế giới quan bên trong và nó vô hình, chính vô hình nên ta không thấy, khó nghe và không sờ thấy được.
Nếu chọn đúng sách thì sách cũng có thể là vị thầy hiền trí, người bạn hiền trí và người mẹ hiền trí.
Cơm gạo là thức ăn cho thể xác, sách là thức ăn cho tâm trí. Chính vì thế nếu chọn được sách hiền trí thì sách đó có thể gọi là sách tinh hoa, đã là sách tinh hoa thì phần rác hầu như không có. Ngược lại sách không phải tinh hoa thì là sách rác.
Sách là phần trí tuệ nhiều ngàn năm đúc kết của nhân loại, cuốn sách đó đúc kết của thầy của các vị thầy. Cầm cuốn sách tinh hoa về mặt năng lượng có thể năng lượng trên 500 logarit.
Sách thánh hiền
sách thương thuyết
sách huyền môn
Bàn tay mẹ êm đẹp hoa sen
biết ơn bưng bát cơm đầy
trà Nhất vị bi trí dũng
"Tâm chúng ta ở đâu, sự nghiệp chúng ta ở đó"
Câu nói này đúng ở đâu và sai ở đâu? Đúng bao nhiêu và sai bao nhiêu?
Một câu nói sâu sắc thì không chỉ nhìn ở bề nổi và phải được nhìn ở chiều sâu. Còn nhìn được sâu đến đâu thì còn phải có duyên đến đâu, như câu "Thế giới này đến với chúng ta, tùy vào năng lượng hiểu biết của chúng ta."
Chân thiện mỹ
“Mỹ” ở đây thể hiện cho cái đẹp, ý nhắc nhở con người hãy biết thưởng thức cái đẹp, làm cho bản thân thêm yêu đời, yêu cuộc sống và cả những gì nhỏ nhoi quanh ta.
Cuộc sống cần lấy “Chân” và “Thiện” làm gốc, tuy vậy, nếu thiếu đi “Mỹ” thì thành ra khô khan, thô cứng.
Thực chất con người ai ai cũng đều yêu thích và hướng đến cái đẹp. Thế nhưng vẻ đẹp nhờ chăm sóc, trau chuốt bên ngoài cũng cần gắn với vẻ đẹp của đức hạnh, phẩm giá bên trong. Nếu chỉ chăm chút vẻ đẹp bên ngoài mà quên vun bồi phẩm hạnh bên trong thì vẻ đẹp ấy cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài; nhận được ưa thích tạm thời.
Khi cái đẹp bên ngoài mất đi hoặc tàn phai, sự ưa thích ấy cũng sẽ biến mất bởi không có giá trị thực bên trong.
Ngoài ra, trong ứng xử và lời nói hằng ngày, nếu ai đã có chân và thiện, lại còn biết dùng chất mỹ, biết dùng lời hay ý đẹp, biết lựa chọn ngôn từ phù hợp tuỳ vào hoàn cảnh, con người… thì lời người ấy nói ra càng tăng thêm sự thuyết phục, nể trọng và dễ đi vào lòng người hơn.